ngành gỗ bình dương

Chuyên đóng pallet theo nhu cầu, thu mua pallet củ giá cao các loại!

0965 638 710

palletphuongnam@gmail.com

ngành gỗ bình dương
05/11/2022 08:58 PM 1428 Lượt xem

    NGÀNH GỖ BÌNH DƯƠNG: “ĂN ĐONG” NGUYÊN LIỆU.

    Chiều (DĐDN) – Mặc dù đóng góp tới gần 60% giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm của ngành gỗ cả nước, nhưng con số này có thể giữ vững hoặc tăng trong thời gian tới hay không là điều không dám chắc bởi hiện nay các DN gỗ Bình Dương vẫn chưa thoát khỏi cảnh “ăn đong” nguyên liệu. andongnguyenlieu10a1Sản xuất hàng xuất khẩu tại một DN gỗ ở Bình Dương. Theo Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Bình Dương hiện có trên 500 DN chế biến và xuất khẩu gỗ. Trong đó, gồm 70% DN trong nước, 5% DN Nhà nước, phần còn lại là DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Rủi ro vì thiếu nguyên liệu BIFA cho biết, những năm trước đây, các DN tỉnh Bình Dương chủ yếu nhập nguồn gỗ thô từ Campuchia, Lào nhưng hiện nay, do ảnh hưởng chính sách bảo vệ tài nguyên rừng của nước bạn, nguồn nguyên liệu phải nhập từ các nước Mỹ, Canada (chủ yếu là gỗ thông, gỗ tràm, gỗ sồi) nên phí sản xuất tăng cao, DN cũng mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng đơn đặt hàng. Không ít DN chế biến gỗ rơi vào tình trạng có đơn hàng nhưng lại không có lợi nhuận. Theo một số hội viên của BIFA, tình trạng khan hiếm cũng đẩy giá nguyên liệu ngày càng tăng cao, không ổn định. Chính vì vậy mà giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu không cao và quan trọng nhất là DN không chủ động được sản xuất. Hiện giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu rất cao, chiếm tới hơn 70% giá thành sản phẩm. Khó khăn nhất là các DN nhỏ do không có khả năng để mua được gỗ từ thị trường nước ngoài nên phải mua lại từ DN lớn với giá chênh lệch không ít. Được biết, để giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu và tránh phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập, không ít DN đã tính đến việc đầu tư trồng rừng, chuẩn bị nguyên liệu cho lâu dài. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện Cty gỗ Trường Thành, việc đầu tư trồng rừng tại Việt Nam không dễ. Theo tính toán, để đầu tư rừng nguyên liệu từ khi làm đất đến khi thu hoạch (khoảng 07 năm) thì DN phải đầu tư khoảng 1.000 USD/ha. DN trong nước không dễ gì đầu tư rừng bài bản như nước ngoài do thiếu vốn. Bên cạnh đó, việc xin cấp phép trồng rừng kéo dài 2-3 năm khiến không ít DN tâm huyết cũng phải nản lòng. Còn theo Đại diện Cty CP chế biến gỗ Thuận An, một trong những rào cản mới đối với xuất khẩu đồ gỗ hiện nay là những chứng chỉ phát triển rừng bền vững (như chứng chỉ FSC). Bởi hầu hết những thị trường mà các DN Bình Dương xuất khẩu như EU, Mỹ… đều đòi hỏi phải có chứng chỉ này. Chiến lược lâm nghiệp VN giai đoạn 2006-2020 đã xác định đến năm 2020 phấn đấu 30% diện tích rừng sản xuất (khoảng 2,6 triệu ha) có chứng chỉ rừng quốc tế. Thế nhưng hiện nay diện tích rừng có chứng chỉ của Việt Nam mới khoảng 20.000 ha, chưa thấm tháp vào đâu so với nhu cầu xuất khẩu. “Bắt tay” với cao su Hiện giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu rất cao, chiếm tới hơn 70% giá thành sản phẩm.Chủ tịch BIFA Huỳnh Quang Thanh cho rằng: “Đã đến lúc nên chuyển một phần cây cao su công nghiệp sang phục vụ nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các DN gỗ. Đây là việc làm rất cần thiết, vì diện tích cây cao su tại Bình Dương lớn, trong khi tình hình giá mủ cao su rớt giá liên tục. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng cây cao su không những đem lại lợi ích cho người dân tham gia trồng cao su, mà còn giải được bài toán nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các DN giảm giá thành sản xuất, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài”. Được biết, hiện nay diện tích cây cao su của Bình Dương và một số địa phương khác còn rất lớn, vòng đời của cây cao su cũng không quá dài (khoảng 30 năm) nên có thể nói đây là nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào cho ngành chế biến gỗ của Bình Dương. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, thực tế, lượng gỗ cao su được chính các DN trong ngành cao su đưa vào chế biến ngày càng tăng. Thậm chí, thời gian qua, do lượng gỗ cao su bị hỏng đổ do thiên tai cũng như tái canh quá lớn khiến các cơ sở chế biến gỗ trong ngành cao su không sử dụng hết nguyên liệu phải đem đi xuất khẩu. Trong năm tới, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ thanh lý khoảng 30 nghìn ha cao su đã hết thời gian khai thác mủ để khai thác gỗ, lượng gỗ khai thác dự kiến lên tới 8-9 triệu m3 nên gỗ cao su càng dư thừa. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng và các DN trong ngành cao su nói chung đang mong lượng gỗ nhập khẩu sẽ giảm bớt để các DN trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ sử dụng ngay nguyên liệu gỗ cao su trong nước, vừa giúp tiết kiệm chi phí lại giải quyết phần nào khó khăn cho ngành cao su.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    zalo
    Hotline